Văn hóa soi đường cho quốc dân đi: Người ta bán đủ thứ và mua đủ thứ (Bài 2) ~ Dạy Nối Mi Hà Nôi

Saturday, November 20, 2021

Văn hóa soi đường cho quốc dân đi: Người ta bán đủ thứ và mua đủ thứ (Bài 2)

Cách đây vài thập niên, khi tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh đã thốt lên: Bây giờ chúng ta nhiều di sản lắm, di sản thế giới, di sản trong nước nhiều lắm, nhưng đạo đức của con người xuống cấp như thế thì di sản để làm gì? Di sản nhiều mà làm cho con người bị coi thường đi thì di sản để làm gì?

Còn nhớ khi Giáo sư Ngô Đức Thịnh còn sống đã có lần chia sẻ: Văn hoá truyền thống được phục hồi, đời sống vật chất của nhân dân cao hơn trước. Nhưng đạo đức, tức là vấn đề hình thành nhân cách con người thì đi xuống. Văn hoá bề ngoài hào nhoáng, nhưng đạo đức con người đi xuống.

Tính vụ lợi ngấm vào xã hội tới mức dự án nào mà có tiền thì làm hồ hởi, làm cái gì cũng phải tiền. Mà thực tế, tiền vẫn không tạo ra văn hoá. Có những công trình khoa học được đổ tiền tỷ vào rồi nhét vào ngăn kéo. 

Có một nhà nghiên cứu nói với chúng tôi rằng, cụ Đào Duy Anh có được nhà nước cấp tiền đâu mà công trình để đời. Cho nên không phải cứ nhiều tiền là được. Nhiều tiền rơi vào những người say mê sẽ tạo nên chất lượng cao, nhưng rơi vào người chỉ tìm cách "giải ngân", tiêu hết tiền thì làm gì có văn hóa.

Có thể nói rằng xã hội những năm qua đã thành công trong việc phát triển văn minh vật chất nhưng đạo đức, lối sống thì không phải lúc nào cũng song hành.

Tuy nhiên, nói như GS.TS Đỗ Quang Hưng, kể ra hiện tượng xuống cấp của văn hoá Việt Nam thì rất dễ, lên án cũng rất dễ. Nhưng như Mác từng nói, muốn hưởng thụ văn hoá thì phải có giáo dục. Mà thái độ hưởng thụ văn hóa là một quá trình dạy dỗ và chuẩn bị dần dần.

Bởi vậy ở bài thứ 2 của loạt bài "Văn hóa soi đường cho quốc dân đi", trong cuộc trò chuyện với Giáo sư Lê Văn Lan, không chỉ phản ánh sự xuống cấp văn hoá, ông còn thể hiện một niềm tin rằng chúng ta phải kiên nhẫn chờ đợi, một mạch nguồn văn hoá vẫn đang chảy, cho dù có chậm và từ từ.

Quan họ - Di sản văn hoá phi vật thể

Thưa Giáo sư, ông có nhận định gì về văn hoá thời kỳ này? Văn hoá chúng ta đang ở đâu trong tiến trình lịch sử?

- Một thời kỳ lịch sử và văn hóa của dân tộc ta chính thức bắt đầu và được mở ra từ năm 2007 bằng sự kiện Việt Nam chính thức ra nhập WTO. Lịch sử sẽ gọi tên thời kỳ này là thời kỳ Hội nhập. Như đã gọi tên thời kỳ từ năm 1986 với sự kiện Đại hội Đảng lần thứ VI là thời kỳ Đổi mới.

Thời điểm khi chúng ta hội nhập, thế giới đang ở vào Đợt sóng thứ 3 theo cách nói của TS. Alvin Toffler trong cuốn sách The Third Wave (Đợt sóng thứ 3) của ông.

Nhưng để đến được Đợt sóng thứ 3 thế giới đã buộc phải trải qua một thời kỳ mà nhiều bộ phận của nó đã phải trả giá rất đắt để qua được. Ấy là giai đoạn đầu của đợt sóng thứ 2 mà nếu đem Tư bản luận của Các Mác soi rọi vào sẽ thấy ngay đây chính là giai đoạn mà Mác gọi là chủ nghĩa tư bản dã man. Tức là thời kỳ con người đã coi lợi nhuận, tiền bạc của cải vật chất là tất cả và phải tìm mọi cách để có được. Văn hóa của giai đoạn này vì thế phản văn hóa và phi nhân tính.

Cho nên, nếu nhìn lại, thế giới đã đi qua thời kỳ đó thì chúng ta lại vấp phải, đó là phần nào bị ảnh hưởng của giai đoạn đầu của đợt sóng thứ 2 trong quá trình hội nhập.

Bài 2 - GS Lê Văn Lan: Người ta bán đủ thứ và mua đủ thứ - Ảnh 2.

Cụ thể sự vấp váp đó được biểu hiện như thế nào, thưa ông?

- Để có tiền thì người ta dễ dàng đem "bán" mọi thứ, từ cặp chân dài đến "cái ngàn vàng", từ tình nghĩa vợ chồng đến đạo đức cha con.

Rồi khi có tiền thì lại đem đi mua. Cũng mua đủ thứ. Mua từ trinh tiết đến quyền lực, nhét tiền cả vào miệng Phật hoặc tay Tiên để cầu tài cầu lộc.

Chưa bao giờ có nhiều đến mức tràn lan những "giả" và "tặc" như những năm qua. Từ các bộ phận giả ở cơ thể phụ nữ đến hàng hóa và thực phẩm giả, từ học hành thi cử giả đến lễ vật (đồ vàng mã) giả, "hát hỏng" (biểu diễn nghệ thuật) cũng giả… Còn "tặc" thì từ "lâm tặc", "sưa tặc", "đinh tặc" đến "cẩu tặc"…

Những dẫn chứng cụ thể cho những điều như thế này vừa vô vàn vừa khủng khiếp. Ai cũng có thể thấy ở bất cứ đâu. Và chúng ta dù không muốn khi nói về thực trạng văn hóa đã có lúc phải dùng đến những từ như "xuống cấp", "suy đồi"…

Thưa Giáo sư, ông cho rằng điều nhức nhối nhất của thực trạng văn hoá những năm qua liên quan đến nhân phẩm con người là gì?

- Ở tầm vĩ mô của thực trạng diễn biến văn hóa những năm qua điều tôi thấy lo lắng là cuộc xâm lăng văn hóa từ nước ngoài mà việc đi hội nhập một cách thiếu tỉnh táo và hồn nhiên đã tạo điều kiện, thêm môi trường thuận cho nguy cơ ngày càng rõ nét này.

Trong đó có việc thể hiện các chương trình kệch kỡm, lai căng… trên sóng truyền hình núp dưới "chiêu bài" là các format đi mua của nước ngoài mà vì tôn trọng bản quyền nên phải làm như bản gốc của họ.

Bài 2 - GS Lê Văn Lan: Người ta bán đủ thứ và mua đủ thứ - Ảnh 3.

Nhưng đau đớn là việc hàng trăm cô gái Việt Nam kéo nhau về một nơi, ngồi một chỗ để những người nước ngoài đến chấm, chọn làm vợ và họ bỏ một số tiền ra gọi là cưới thế là rổn rảng, hồn nhiên bỏ nhà, bỏ quê, bỏ nước ra đi đến nước ngoài sinh con cái cho họ. 

Hình ảnh này diễn ra vào những năm trước khiến chúng ta nhức nhối câu hỏi: Tại sao người nước ngoài lại có thể dễ dàng phá vỡ truyền thống hôn nhân gia đình Việt Nam cùng nhân cách và lòng tự trọng Việt Nam ở một bộ phận các cô gái trẻ đến như thế?

Thưa Giáo sư, tình trạng văn hoá của những năm đầu hội nhập đó có nguyên nhân từ việc ta mải lo làm kinh tế mà xao nhãng văn hoá hay không?

- Tôi là người luôn muốn đặt câu hỏi ấy. Những sự xuống cấp về văn hóa như tôi dẫn chứng một phần ở trên chúng từ đâu đó ngấm cả vào bộ máy công quyền. Những chuyện ăn chơi không chỉ dừng ở những đảng viên cấp vụ, viện, cục…

Bài 2 - GS Lê Văn Lan: Người ta bán đủ thứ và mua đủ thứ - Ảnh 4.

Thưa ông, Hội nghị Văn hoá toàn quốc sắp tới cần phải chỉ ra yêu cầu gì để chấn hưng và phát triển nền văn hoá Việt Nam?

- Cần có những câu khẳng định cụ thể và mạnh mẽ về những yêu cầu đặc trưng của văn hóa Việt Nam ở thời kỳ hội nhập. Đây là thời kỳ văn hóa xã hội chủ nghĩa với tinh thần cộng đồng, mình vì mọi người, mọi người vì mình và có tính kỷ cương chứ không thể và không phải là văn hóa của chủ nghĩa tư bản dã man chỉ biết có tiền và lợi nhuận. 

Đó là một nền văn hóa bản lĩnh Việt Nam chứ không phải chỉ dừng lại ở "Đậm đà bản sắc dân tộc". Đó phải là một nền văn hóa nhân tính, nhân văn, nhân đạo, nhân nghĩa, nhân ái Việt Nam. Một nền văn hóa trí tuệ Việt Nam.

Xin cảm ơn Giáo sư!

(Còn nữa)

0 nhận xét:

Post a Comment

 

Day Noi Mi | Hoc Noi Mi | Noi Mi Dep | Noi Mi Lan Anh | Dạy Nối Mi | Day Noi Mi Mat | Day Noi Mi Dep Tu Nhien | Day Noi Mi Ha Noi | Day Ve Mong

Day Noi Mi Ha Noi / Cho Dien Tu Online / CPU May Tinh Ha Noi